Nếu là nhà đầu tư tài chính, đặc biệt là đầu tư forex và chứng khoán thì chắc hẳn bạn sẽ biết đến cụm từ ẩn dụ kinh điển: “Thiên Nga đen“. Nó luôn được người ta nhắc đến trong các đợt khủng hoảng kinh tế. Hiện tượng “Thiên Nga đen” không chỉ gây ấn tượng mạnh bởi động chạm đến nỗi đau của nhiều người, mà còn bởi nó chứa đựng những lý luận khoa học về học thuyết của tính ngẫu nhiên trong một thế giới đầy bất định. Đặc biệt trong vài tháng trở lại đây xuất hiện dịch Covid-19 khiến cho thị trường tài chính chao đảo. Vậy sự kiện Thiên Nga đen là gì? Bạn cần làm gì khi nó xuất hiện?
Sự kiện Thiên Nga đen là gì?
“Thiên Nga đen” là sự kiện xảy ra một cách bất ngờ không thể dự đoán trước, gây hậu quả nặng nề, nhưng khi nó đã xảy ra thì người ta cố quy kết các nguyên nhân để lý giải nó. Về mặt tổng quát thì là như vậy, tuy nhiên khởi phát ra đời của cụm từ này bắt nguồn từ thị trường chứng khoán.
Các nhà đầu tư thường dự đoán giá tương lai dựa trên dữ liệu giá trong quá khứ. Tuy nhiên có một xác suất rất nhỏ những sự kiện bất thường có thể xảy ra mà không thể dự báo trước khiến cho thị trường tài chính biến động cực mạnh. Sự kiện này thường gắn liền với các cuộc khủng hoảng kinh tế quy mô lớn.
Thông thường mọi thứ đang diễn biến êm đẹp, mọi người đang tin rằng mọi thứ vẫn sẽ tiếp tục xảy ra như thế và lơ là mất cảnh giác. Cho đến một hôm có một sự kiện xảy ra làm đảo lộn tất cả và gây thiệt hại rất lớn cho nhiều người. Đó là hiện tượng Thiên Nga đen.
Không ai dự đoán được cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9, thảm hoạ sóng thần năm 2004 ở Đông Nam Á, cuộc khủng hoảng tài chính 2008, hoặc thảm hoạ hạt nhân Fukushima v.v… Thậm chí sự sụp đổ năm 2015 của giá dầu cũng là một trong những sự kiện chưa từng có tiền lệ và không đoán trước được.
Thuật ngữ “Thiên Nga đen” ra đời vào năm 2007 trong cuốn sách có tên là “Thiên Nga đen” (The Black Swan) bởi tác giả Nassim Nicholas Taleb, người Mỹ gốc Libang.
Sở dĩ nó có tên gọi Thiên Nga đen vì trước đây người ta cứ nghĩ loài Thiên Nga chỉ có màu trắng. Người ta mặc định trong đầu rằng, đã là Thiên Nga thì phải màu trắng. Cho đến khi các nhà khoa học phát hiện ở Úc có một loài Thiên Nga màu đen thì nhận thức của mọi người bị đảo lộn hoàn toàn.
Vài nét về Lý thuyết Thiên Nga đen
Trong tự nhiên hay trong kinh tế cũng vậy, con người thường chỉ tin vào những gì mình biết. Người ta cũng thường có xu hướng “bới vết tìm lông” để quy kết các nguyên nhân cho các hậu quả đã xảy ra. Do vậy họ tin rằng có thể rút kinh nghiệm để dự báo cho những lần sau nhằm giảm thiểu thiệt hại. Tuy nhiên người ta không hiểu rằng, mỗi một hiện tượng Thiên Nga đen xảy ra đều là một trường hợp mới mẻ chưa có tiền lệ, khiến con người không thể dự báo trước.
Người ta thường chỉ dựa vào những thứ mình đã biết mà quên rằng có vô số điều chúng ta không biết nên không thể hình dung được “những cái không thể”. Mọi người thường ảo tưởng vào khả năng dự đoán của mình, cho rằng mình có thể tiên đoán được mọi rủi ro, mọi cơ hội.
Có rất nhiều các sự kiện đó mang tính ngẫu nhiên, nằm ngoài những thông tin mà người ta có thể kiểm soát. Chẳng hạn, các nhà khoa học có thể tính chính xác từng giây khi xảy ra hiện tượng Nhật thực, nhưng không thể dự báo được trận động đất kinh hoàng xảy ra ở Nhật năm 2011.
Thêm nữa có một hiện tượng tâm lý phổ biến là: Chúng ta cứ gán thành công cho sự tài tình của bản thân còn thất bại là do biến cố ngoại lai, nằm ngoài tầm kiểm soát.
Các biến cố lớn thường xảy ra trong tài chính hơn ở ngoài đời
Ví dụ: “Nếu ta lấy ngẫu nhiên từ dân số toàn cầu hai người có chiều cao tổng cộng là 3,4 m. Xác suất mỗi người cao bao nhiêu? 3 m và 0,4 m? Làm gì có, xác suất cao nhất là 1,7 m và 1,7 m.
Nhưng trong tài chính, sự việc lại ngược lại. Nếu cũng lấy ngẫu nhiên từ dân số toàn cầu hai người có tổng tài sản là 14 triệu bảng Anh. Không lẽ xác suất dễ xảy ra nhất là mỗi người có 7 triệu bảng? Cũng làm gì có, thông thường là 5.000 bảng một bên và bên kia là 14 triệu bảng trừ bớt 5.000 bảng”.
Con người có xu hướng bỏ qua các biến cố lớn với xác suất thấp
Taleb (Tác giả cuốn “Thiên Nga đen”) cho rằng con người có xu hướng bỏ qua các biến cố lớn với xác suất thấp bởi “các chuyên gia” thường đưa ra dự báo dựa vào các mối liên hệ đã được quan sát trong quá khứ. Ông chia các hiện tượng thành hai loại và đặt tên chúng là Mediocristan (Bình thường) và Extremistan (Cực độ).
Loại Mediocristan thường có độ ngẫu nhiên thấp như chiều cao, cân nặng, chỉ số IQ, thu nhập của giáo viên; còn loại Extremistan có độ ngẫu nhiên cao có sự phân bổ khác thường không tiên đoán được như tài sản, dân số của các thành phố, thiệt hại do động đất, giá hàng hóa và chứng khoán.
Ví dụ, lấy một nhóm 100 người ngẫu nhiên, thêm vô anh chàng cầu thủ bóng rổ Yao Ming cao kều, chỉ số chiều cao bình quân của nhóm sẽ tăng chút ít nhưng không đáng kể. Cũng nhóm 100 người này, bổ sung thêm tỷ phú Bill Gates thì bỗng nhiên, tài sản bình quân của nhóm sẽ tăng đột ngột. Như vậy chiều cao của Yao Ming là loại Mediocristan còn tài sản của Bill Gates thuộc loại Extremistan.
Các sự kiện Thiên Nga đen nổi tiếng gần đây
Có rất nhiều sự kiện bất ngờ gây hậu quả nghiêm trong đã diễn ra trên thế giới mà bạn có thể kể đến. Ví dụ vụ khủng bố ngày 11.9.2001 tại Mỹ; Bong bóng Dot-com ở Mỹ năm 2001; Động đất sóng thần xảy ra năm 2004; Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008; Thảm họa hạt nhân năm 2011 tại Nhật Bản.
Ngay tại thời điểm đầu năm 2020, với tình hình đại dịch Covid-19 đã và đang có ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế toàn cầu mà trước đó không ai có thể dự đoán trước thì đây cũng được coi là hiện tượng Thiên Nga đen mới của thế giới.
Bạn nên làm gì để đối phó với hiện tượng Thiên Nga đen?
Trước hết hãy ghi nhớ thật kỹ: Trong cuộc sống có rất nhiều sự kiện ngẫu nhiên sẽ xảy ra mà chúng ta không thể dự đoán được.
Tiếp đến, có những sự kiện nhìn có vẻ giống nhau sẽ xảy ra nhưng kỳ thực tính chất, sự phức tạp và hậu quả mà nó để lại sẽ rất khác nhau. Chẳng hạn, đại dịch SARS năm 2003 nhìn có vẻ giống với đại dịch Covid-19, nhưng tính chất lây lan và ảnh hưởng bởi mạng xã hội, sự phụ thuộc kinh tế toàn cầu… có thể sẽ đem đến những điều bất ngờ mới và những hậu quả khủng khiếp mới.
Vì vậy đừng đặt quá nhiều niềm tin vào những gì đã xảy ra trong quá khứ để mà dự đoán tương lai. Hãy luôn thận trọng phòng ngừa mọi tình huống có thể xảy ra, nhưng cũng đừng quá sợ hãi mà đánh mất cơ hội.
Bài viết này đề cập đến lĩnh vực đầu tư tài chính, do vậy, điều mà bạn cần làm nên là:
Hãy luôn đa dạng hóa rủi ro để phòng trường hợp một lĩnh vực nào đó bất trắc thì bạn không bị ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống hiện tại.
Hãy bình tĩnh trước khủng hoảng để suy nghĩ sáng suất. Chấp nhận cắt lỗ nếu thấy cần thiết. Tuy nhiên không nên a- dua theo đám đông để bán tháo tất cả, mà hãy cân nhắc điều chỉnh danh mục đầu tư một cách hợp lý.
Không được vay quá nhiều tiền để đầu tư. Việc dùng đòn bảy cao có thể mang lại khoản lợi nhuận khổng lồ khi gặp điều kiện thuận lợi, nhưng sẽ là thảm họa nếu một sự kiện Thiên Nga đen xảy ra.
Hedge – tìm hiểu về mối tương quan giữa các khoản đầu tư trong danh mục của bạn và cố gắng giữ một số khoản đầu tư di chuyển theo hướng ngược nhau.
Hãy đảm bảo bạn luôn có một nguồn thu nhập ổn định, luôn tạo ra một dòng tiền chắc chắn để bù đắp các rủi ro ở lĩnh vực đầu tư khác khi nó xảy ra.
Hãy luôn chuẩn bị một nguồn lực tài chính để sẵn sàng đón nhận những cơ hội bất ngờ khi có những hiện tượng kiểu như “Thiên Nga đen” xảy ra.
MỞ TÀI KHOẢN GIAO DỊCH FOREX
Link đăng ký TK sàn Landprime: https://www.landprime.net/main/?code=f958fb1c61ce67dc (Tuyển IB liên hệ để có cơ chế, chính sách hấp dẫn)
LIÊN HỆ
Chat Facebook | |||
Zalo | |||
Telegram | |||
Blogger | |||
Youtube | |||
Fanpage Kiến thức Forex | |||
Forex - Tín hiệu & tin tức | |||
Group đào tạo Forex |
0 Nhận xét