Mô hình giá Diving Board - Cầu nhảy

 

Mô hình giá Diving Board - Cầu Nhảy là gì?

Diving Board hay còn gọi là mô hình giá Cầu Nhả, là một mô hình giá cổ điển, được hình thành sau một quá trình giá đi ngang tích lũy, sau đó sẽ có một cú lao dốc đột ngột và rồi bật mạnh lên phục hồi. Mô hình này có hình ảnh tương tự như một vận động viên nhảy cầu nên được gọi là Diving Board.

Mô hình giá Diving Board - Cầu nhảy| Financebook
Mô hình giá Diving Board - Cầu nhảy| Financebook

Đặc điểm của mô hình giá Diving Board

Mô hình Diving Board bao gồm 3 thành phần sau:

– Phần 1 là “Cầu nhảy” (Diving Board). Đây là một vùng giá đi ngang hay còn gọi là tích luỹ. Lưu ý là vùng này phải có một đường hỗ trợ chạy xuyên suốt thời gian tích lũy của giá, tức là mỗi lần giá chạm vào đường này đều phải bật lên. Đường hỗ trợ kéo dài thông thường trong khoảng trung bình 24 tuần.

– Phần 2 là “Sự lao xuống” (The plunge). Đây là một diễn biến bất ngờ của giá theo hướng giảm mạnh xuống dưới, phá vỡ đường hỗ trợ. Lưu ý đường hỗ trợ xảy ra trong khoảng hơn một tuần và giảm trung bình là 26%.

– Phần 3 là “Sự phục hồi” (The recovery). Sau khi có một cú lao dốc, giá bắt đầu có động thái đổi hướng đi lên đạt đến khu vực giá của cầu nhay 64% của toàn thời gian.

Mô hình giá Diving Board - Cầu nhảy| Financebook

Ý nghĩa của mô hình giá Diving Board

Một khi thanh giá tuần sau đáy thấp nhất đã hoàn thành và đã tạo đáy cao hơn, một tuần sau đó, nhà giao dịch hãy mua lúc mở cửa.

Bởi vì 63% của sự sụt giảm hồi lại vùng giá của cầu nhảy, thì chốt lời cho lệnh mua ở mức giá cầu nhảy cũng là một lựa chọn, mặc dù Bulkowski (2010) đề nghị các nhà giao dịch là hãy cứ tiếp tục giữ lệnh đó miễn là xu hướng còn đang tăng lên.

Mô hình giá Diving Board - Cầu nhảy| Financebook

Hướng dẫn giao dịch với mô hình Diving Board

Điểm vào lệnh

Đối với mô hình Diving Board, chúng ta sẽ bắt lấy cơ hội khi giá phục hồi đi lên. Cụ thể, sau khi thị trường phá xuống tạo ra “cú nhảy cầu”, chúng ta sẽ đợi giá tạo đáy để vào lệnh mua. Đáy ở đây là cây nến có giá thấp hơn nến đằng trước và nến đằng sau. Sau khi đáy xuất hiện, chúng ta sẽ vào lệnh ở cây nến tiếp theo.

Mô hình giá Diving Board - Cầu nhảy| Financebook

Điểm đặt dừng lỗ

Nếu đặt quá xa, rủi ro sẽ lớn nhưng nếu đặt gần thì lại rất dễ bị chạm. Do đó chúng ta sẽ đặt điểm dừng lỗ ngay bến dưới đáy vừa được tạo thành là hợp lý nhất.

Mô hình giá Diving Board - Cầu nhảy| Financebook

Điểm đặt chốt lời

Chúng ta có thể đặt điểm chốt lời tại đường hỗ trợ ở khu vực tích lũy trước đó. Tuy nhiên, cách này không mang đến mức lợi nhuận hấp dẫn cho lắm. Vì thế bạn có thể tiếp tục nắm giữ vị thế cho đến khi xuất hiện các tín hiệu đảo chiều hoặc khi thấy xu hướng tăng đang yếu đi.

Diving Board là một mô hình giá cổ điển cho tín hiệu mua. Để đạt hiệu quả cao hơn khi giao dịch theo mô hình này, bạn có thể kết hợp thêm các phân tích khác và luôn nhớ đặt dừng lỗ và chốt lời hợp lý

Chúc các bạn giao dịch thành công!

MỞ TÀI KHOẢN GIAO DỊCH FOREX

Link đăng ký TK sàn Gomarkets: https://bom.to/VKzj2kFN5HmZp Link đăng ký sàn ICmarkets: https://icmarkets.com/?camp=60332 (Tuyển IB liên hệ để có cơ chế, chính sách hấp dẫn)

LIÊN HỆ

Chat Facebook

https://www.facebook.com/messages/t/nthuhien9999

Zalo

https://zalo.me/g/xkxcxg419

Telegram

https://t.me/fxnbc

https://t.me/joinchat/Q0ujPtijQTQ3MmQ9

Blogger

https://hienfx.blogspot.com/

Youtube

https://www.youtube.com/channel/UCZTE2jm-Arm2lSJNRMWqExQ

Fanpage Kiến thức Forex

https://www.facebook.com/daotaotc

Forex - Tín hiệu & tin tức

www.facebook.com/groups/fxnbc/

Group đào tạo Forex

https://www.facebook.com/groups/dtforex

Đăng nhận xét

0 Nhận xét